Đặc Điểm Ăn Uống Việt Nam

Nơi đăng nhận xét
Đặc điểm khẩu vị ăn uống Việt Nam, các miền Bắc, Trung, Nam.

Ăn uống thể hiện trình độ văn minh của dân tộc. Mỗi một dân tộc, một vùng, một miền, một nước đều có tập quán, khẩu vị ăn uống riêng. Nó được xuất phát từ quá trình sống, điều kiện kinh tế, tập quán, điều kiện địa lý, khí hậu, điều kiện xã hội, tác động bên ngoài và ngày càng phát triển.
Nhìn chung đặc điểm khẩu vị ăn uống của người Việt Nam về trạng thái thích ăn những món ăn giòn, dai để uống với rượu, bia, món canh và món mặn như kho, rim để ăn với cơm. Về mùi vị sử dụng nhiều loại gia vị đặc trưng như ớt, tỏi, gừng, giềng, mẻ, mắm tôm... để làm tăng sự hấp dẫn về mùi vị đối với sản phẩm. Về màu sắc ngoài việc sử dụng màu sắc tự nhiên của nguyên liệu còn sử dụng các chất màu thực phẩm để làm tăng màu sắc của sản phẩm, tạo sự hấp dẫn đối với sản phẩm.

Khẩu vị ăn uống của người Việt Nam được phân biệt khá rõ giữa ba miền. Người miền Bắc-thường sử dụng vị chua của mẻ, dấm bỗng, quả dọc, quả me v.v... để chế biến món ăn. Sử dụng gia vị chua, cay với độ thấp hơn so với người miền Trung, miền Nam, Trong các món ăn mặn thường không dùng hoặc dùng rất ít vị ngọt của đường. Người miền Trung khẩu vị chua, cay, ngọt của đường gắt hơn so với người miền Bắc nhưng vẫn kém gắt hơn so với người miền Nam. Tuy nhiên ở một số vùng thuộc Quảng Bình, Vĩnh Linh, Quảng Trị khẩu vị về chua cay cũng không kém gì người miền Nam, Khẩu vị của người miền Nam về chua, cay, ngọt của đường thường gắt hơn cả. Đặc biệt ở miền Nam hay dùng nước dừa để chế biến các món ăn mặn và các loại bánh. Nước chấm đặc trưng của người miền Nam là nước lèo.
Tập quán ăn uống của người Việt Nam. Thông thường người Việt Nam mỗi ngày ăn ba bữa: Bữa sáng còn gọi là bữa điểm tâm ăn nhẹ nhàng, số lượng món ăn ít từ 1-2 món. Bữa trưa và tối là 2 bữa ăn chính, ăn có tính chất ăn nặng, số lượng món ăn nhiều từ 3-5 món, trong đó cơm ăn với khối lượng lớn. Tuy nhiên ngày nay do điều kiệm lao động và điều kiện kinh tế mà ba bữa ăn trên có thể thay đổi tính chất cho phù hợp với người lao động. Vào những dịp đặc biệt như ngày lễ, tết, giỗ, cưới, đám tang v.v... người Việt Nam tổ chức các bữa ăn có tính chất long trọng thịnh soạn gọi là cỗ hoặc tiệc. Cỗ thường được tổ chức vào các ngày giỗ, tết, lễ, cưới v.v... các món ăn được chế biến thịnh soạn. Tiệc là bữa ăn thịnh soạn gần giống như cỗ nhưng có tính chất lễ nghi nhất định. Thông thường bữa tiệc bao giờ cũng có chủ tiệc và các khách mời. Theo phong tục tập quán các món ăn được bày vào đĩa và hát, sau đó xếp vào mâm, mâm được đặt lên giường, phản, bàn mỗi mâm từ 4-6 người. Trong các bữa tiệc (hoặc cỗ) thể thức ăn thường phải tuân theo một quy tắc nhất định, mỗi bữa tiệc có một chủ tiệc để mời khách, giới thiệu món ăn, chúc rượu. Đầu tiên ăn các món ăn nguội để uống với rượu, bia, tiếp đó ăn các món ăn nấu, tần, dùng, sau đó các món ăn mặn với cơm và cuối cùng là ăn các món ăn ngọt tráng miệng với nước trà. Các loại món ăn.
Các món ăn Việt Nam rất phong phú và đa dạng được chế biến từ nhiều nguyên liệu bằng nhiều phương pháp, đặc trưng cho từng vùng, từng miền của đất nước. Theo chất lượng và cách thức sử dụng món ăn thì có các món ăn Cung Đình, các món cỗ, tiệc, các món đặc sản và các món ăn thường. Món ăn thường là món ăn được chế biến từ nguyên liệu sẵn có, quy trình chế biến không cầu kì phức tạp, các địa phương có thể chế biến được. Món ăn đặc sản: Là món ăn được chế biến từ những nguyên liệu quí hiếm, đặc trưng của từng địa phương ở đó kỹ thuật chế biến các món này hoàn hảo, chất lượng món ăn đạt tốt nhất. Đặc sản nổi tiếng của Hà Nội là giò chả, bánh tôm, bánh cuốn, bánh cốm ... Đặc sản nổi tiếng của miền Trung là bánh khoái, bánh bèo, tôm chấy ... Đặc sản nổi tiếng của miền Nam là gói cuốn nem nướng, thịt bò 7 món ... Theo phương pháp chế biến thì có các món ăn quay, rán, nướng, xào, tần, nấu, kho, rim, canh v.v...

Không có nhận xét nào...Leave one now